Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh APV Trên Gà Nghiêm Trọng Không? Tìm Hiểu Cách Trị?

Bệnh APV trên gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm, gây thiệt hại kinh tế đáng kể nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến căn bệnh này cũng như cách thức điều trị khi gà mắc bệnh APV để bạn tham khảo và có phương hướng xử lý phù hợp nhất.

Thông tin về căn bệnh APV trên gà

Bệnh APV là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus Avian Pneumovirus gây ra. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng hô hấp trên gia cầm, giảm năng suất trứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tỷ lệ mắc bệnh APV ở gà khá cao, có thể lên tới 100% tùy theo điều kiện chăn nuôi và biện pháp phòng ngừa. Quản lý chuồng trại kém và mật độ nuôi thả cao là những nguyên nhân chính dẫn đến việc lây lan mầm bệnh một cách nhanh chóng.

Tại sao bệnh APV trên gà lây lan nhanh và nguy hiểm?

Thông tin về căn bệnh APV trên gà
Bệnh APV có tỷ lệ mắc bệnh cao trên gia cầm

Nguyên nhân gây bệnh APV là do virus Avian Pneumovirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Virus này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và sự tiếp xúc trực tiếp giữa các con gà bị nhiễm và gà khỏe mạnh. Một số yếu tố chính lan truyền bệnh APV bao gồm:

  • Lây lan qua không khí: Virus APV có thể phát tán qua các giọt bắn từ đường hô hấp của gà bị nhiễm. 

  • Tiếp xúc trực tiếp: Gà có thể bị nhiễm bệnh thông qua các hoạt động như ăn uống, mổ, cắn nhau,.... Virus cũng có thể lây qua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, nước uống và thức ăn bị nhiễm.

  • Môi trường chuồng trại: Sự lưu thông không khí kém trong chuồng trại cũng là yếu tố then chốt tạo điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại và phát triển. Các yếu tố như sự thay đổi nhiệt độ, mật độ chăn nuôi cao và dinh dưỡng kém cũng làm giảm sức đề kháng của gà, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn.

  • Lan truyền mầm bệnh khi bổ sung gia cầm: Sự di chuyển vật nuôi giữa các trang trại hoặc nhập thêm gia cầm mà không kiểm dịch kỹ càng có thể mang theo virus APV từ vùng có dịch đến vùng chưa bị nhiễm.

Gà mắc bệnh APV thường có triệu chứng gì?

Triệu chứng hô hấp

Bệnh APV trên gà thường có biểu hiện ho khan hoặc khò khè liên tục, nhất là vào buổi sáng hoặc khi trời lạnh. Gà bị chảy nước mũi trong suốt hoặc đặc, có thể kèm theo nước mắt, làm cho khu vực xung quanh mắt và mũi luôn ẩm ướt.

Khi bệnh tiến triển nặng, gà sẽ khó thở, phải thở bằng miệng, tiếng thở có thể nghe rõ âm thanh khò khè.

Triệu chứng sinh sản

Gà đẻ trứng bị nhiễm APV thường giảm sản lượng trứng đáng kể, có thể giảm tới 30-50% trong một số trường hợp nghiêm trọng. Trứng của gà bị nhiễm APV thường có hình dạng không đều, vỏ trứng mỏng, mềm hoặc xù xì. Màu sắc vỏ trứng cũng có thể thay đổi, trở nên nhợt nhạt hoặc loang lổ.

Trứng của gà bị nhiễm APV thường có tỷ lệ nở thấp, do chất lượng trứng kém và phôi không phát triển đầy đủ.

Triệu chứng khác

Triệu chứng khác
Gà sẽ yếu ớt và khò khè liên tục khi mắc bệnh APV

Bệnh APV trên gà thường khiến các cá thể trở nên yếu ớt, lười vận động và chán ăn. Chúng có thể đứng hoặc ngồi một chỗ, không có hứng thú với thức ăn và nước uống. Gà bị nhiễm APV thường có dấu hiệu sốt nhẹ đến sốt cao, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Lông của gà bị nhiễm APV thường trở nên xơ xác, rụng nhiều. Gà giảm hoặc ngừng tăng trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của đàn.

Hướng dẫn điều trị khi gà mắc bệnh APV hiệu quả

Nếu thấy đàn gà có dấu hiệu giảm ăn, lông xơ xác, ủ rũ, đầu, mặt và mắt sưng, chảy dãi nhưng điều trị theo phác đồ của bệnh Coryza không khỏi, có thể gà đã nhiễm virus APV. Khi đó, bạn cần tiến hành các bước sau để xử lý bệnh APV trên gà:

Bước 1: Cách ly

Cách ly toàn bộ những con bệnh ra một chỗ riêng để tiện theo dõi và chăm sóc, càng cách xa khu chuồng chính càng tốt.

Bước 2: Vệ sinh và khử trùng

  • Làm sạch dụng cụ chăn nuôi trong chuồng.

  • Vệ sinh sạch sẽ, đồng thời phun sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Bước 3: Điều trị triệu chứng

Bước 3: Điều trị triệu chứng
Lựa chọn thuốc phù hợp với triệu chứng bệnh
  • Bạn cần dựa vào các bệnh kế phát tại thời điểm đó gây ra các triệu chứng gì để chọn thuốc, biện pháp phù hợp giúp loại bỏ triệu chứng đó.

  • Ví dụ: Gà tiêu chảy cần bổ sung thêm điện giải và bù nước để tránh mất nước, đồng thời dùng các thuốc cầm tiêu chảy.

Bước 4: Sử dụng kháng sinh

  • Sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng tiêm cho những con bên ô cách ly và trộn/pha bột kháng sinh vào trong thức ăn/nước uống cho toàn bộ đàn gà.

  • Bạn có thể sử dụng kháng sinh Amoxyline kết hợp với Doxicycline với liệu trình mỗi đợt kéo dài khoảng 3-5 ngày (dùng kháng sinh lâu quá sẽ làm gà suy nhược).

Lưu ý:

Hiện không có thuốc nào có thể tiêu diệt được mầm bệnh APV trên gà, chỉ có thể dùng kháng sinh để hạn chế các mầm bệnh kế phát. Hầu như gà chết là do các mầm bệnh kế phát chứ không phải do virus APV.

Một số vi khuẩn mà APV thường gây kế phát như: E.coli, tụ huyết trùng, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas), ORT,...

Bước 5: Tăng sức đề kháng (làm đồng thời với bước 3 và 4)

  • Tăng sức đề kháng cho gà bằng các thuốc giải độc, bổ gan thận, vitamin C, vitamin ADE, men tiêu hóa,...

  • Kết hợp bổ sung thêm các loại thuốc hỗ trợ sức khỏe, dinh dưỡng để giúp gà chống chọi tốt hơn với dịch bệnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh APV trên gà mà SV388 muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết giúp cho các bạn chủ động hơn trong quá trình chăn nuôi để đàn gà luôn khỏe mạnh và nhanh nhẹn!
 

Deposit

Withdraw