Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh CRD Ở Gà - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phác Đồ Điều Trị

Bệnh CRD ở gà loại bệnh hô hấp thường xuyên xuất hiện và có thể lây lan ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu người chăn nuôi không kịp thời phát hiện và chữa trị thì nó có thể biến chứng ra nhiều thể khác gây ra tỷ lệ tử vong cao. Hãy cùng SV388 theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh CRD và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhé!

Giới thiệu thông tin sơ lược về bệnh CRD trên gà

Bệnh CRD ở gà là căn bệnh hô hấp mãn tính, xảy ra khi gà bị nhiễm chủng vi khuẩn Mycoplasma gallisosystemum. Loại vi khuẩn này được phát hiện lần đầu vào năm 1898, chúng sống trong cơ thể các loài gia cầm và gây nên bệnh. Khi số lượng vi khuẩn đột ngột tăng lên do một tác nhân nào đó, Mycoplasma sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở gà.

CRD ở gà là bệnh hô hấp mãn tính do vi khuẩn gây nên

Mycoplasma có khả năng tồn tại lâu ở những môi trường nhiệt độ thấp, ngay cả khi bị đóng băng. Khi bị phát tán ra bên ngoài, chúng chỉ tồn tại được tối đa 3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc 5 ngày trong chất nhầy. Bên cạnh đó, thời gian bệnh CRD ủ trên gà diễn ra trong khoảng thời gian 4 ngày đến 3 tuần.

Bệnh CRD ở gà có thể lây truyền dọc từ bố mẹ sang con cái qua trứng hoặc lây truyền ngang thông qua các tác nhân:

  • Gà khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với gà mắc bệnh CRD.

  • Lây lan bởi các hạt bụi mang mầm bệnh tồn tại trong không khí.

  • Lây truyền qua vật trung gian như cong người, dụng cụ ăn uống, phương tiện vận chuyển,...

Triệu chứng thường thấy khi gà bị mắc bệnh CRD

Để phát hiện bệnh CRD ở gà, người chăn nuôi có thể nhận biết được thông qua các triệu chứng sau:

  • Giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như mặt sung, vẩy mỏ, nhắm mắt và đôi khi phát lên tiếng “toóc”. Khoảng thời gian thường xuyên xuất hiện tiếng động này là vào buổi tối sau 21h.

  • Giai đoạn tiếp theo, gà bị viêm kết mạc và viêm xoang mũi dẫn đến hiện tượng khó thở, mắt nhắm tịt, ăn ít, sản lượng trứng giảm và sụt cân nhanh chóng.

  • Gà mái đẻ trứng ra có màu xỉn, vỏ xù xì và đôi khi trứng bị méo mó.

Triệu chứng thường thấy khi gà bị mắc bệnh CRD
Các triệu chứng phổ biến khi gà bị mắc bệnh CRD

Khi mổ gà bị chết do mắc CRD, bệnh tích thường tập trung nhiều ở đường hô hấp với các dấu hiệu bao gồm:

  • Đường hô hấp xuất hiện hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi có nhiều dịch nhầy, đặc.

  • Thanh quản, khí quản, phế quản bị xuất huyết và có nhiều bọt khí. Đôi khi, thấy có các cục casein màu vàng ở lòng ống phế quản và khí quản với các trường hợp bệnh nặng.

  • Phổi gà mắc bệnh CRD có dấu hiệu bị viêm, cắt ngang phổi thấy trong phế nang chứa dịch, túi khí mờ đục và có bọt khí.

Phương pháp điều trị bệnh CRD ở gà hiệu quả

Để đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, người chăn nuôi cần chẩn đoán chính xác được gà có mắc bội nhiễm, kế phát hay không. Trường hợp gà mắc CRD ghép với các loại bệnh khác như Newcastle, Gumboro thì cần xử lý các bệnh này trước khi điều trị CRD.

Phương pháp điều trị bệnh CRD ở gà hiệu quả
Phác đồ điều trị gà bị mắc bệnh CRD hiệu quả

Nếu như gà bị mắc bệnh CRD, bà con chăn nuôi cần thực hiện theo cách điều trị sau:

  • Kiểm tra chuồng trại và loại bỏ các yếu tố có thể ẩn chứa mầm bệnh như chất độn chuồng, nguồn nước, thức ăn,...

  • Sử dụng các loại thuốc như Bromhexin, Vitamin C để giúp gà loại bỏ đờm và hạ sốt. Bên cạnh đó, cung cấp đủ nguồn nước sạch cho gà và giảm mật độ nuôi trong chuồng.

  • Dùng các loại kháng sinh điều trị bệnh CRD như Tylosin, Doxycylin nhưng chú ý không dùng cho gà đẻ vì chúng có thể làm giảm sản lượng trứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc chứa thành phần Tilmicosin phosphate để chữa trị CRD trên gà.

Một số biện pháp phòng ngừa CRD trên gà

Đối với người chăn nuôi, việc quan tâm đến triệu chứng mắc bệnh cũng như phác đồ điều trị bệnh CRD ở gà là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần học cách phòng ngừa bệnh để giúp đàn gà luôn khỏe mạnh và đạt hiệu suất chăn nuôi cao nhất theo các biện pháp sau:

  • Đảm bảo mật độ chăn nuôi vừa phải, xây dựng chuồng trại ở nơi thông thoáng, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

  • Quét dọn vệ sinh chuồng trại thường xuyên, mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi uy tín và áp dụng theo nguyên tắc cùng vào cùng ra.

  • Dùng men rắc chuồng kết hợp với chất độn chuồng để hạn chế các loại khí độc hại thải ra từ phân của gà, phun thuốc khử trùng định kỳ để tiêu diệt các mầm bệnh trong môi trường.

  • Tiêm vacxin phòng bệnh CRD cho gà trong giai đoạn từ 4 đến 5 tuần tuổi. Tùy theo từng loại vacxin mà có thể áp dụng thời gian nhắc lại khác nhau.

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể gà luôn khỏe mạnh, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.

Lời kết

Bài viết trên là thông tin về bệnh CRD ở gà mà SV388 muốn chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ đàn gà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh CRD, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được giải đáp chi tiết nhé!

Deposit

Withdraw