Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh ILT Trên Gà - Dấu Hiệu Và Phác Đồ Điều Trị Dứt Điểm

Bệnh ILT trên gà là một trong những căn bệnh mang đến mối đe dọa lớn đối với bà con chăn nuôi. Khi gà nhiễm bệnh mà không được cách ly, kiểm soát kịp thời thì sẽ lây lan nhanh sang cả đàn và có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Hãy cùng SV388 theo dõi bài viết để tìm hiểu sâu hơn về dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị bệnh ILT hiệu quả nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân khiến gà mắc bệnh ILT

Bệnh ILT trên gà được hiểu đơn giản là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, nguyên nhân do loại virus thuộc họ Herpesviridae gây nên. Loại virus này thường tồn tại chủ yếu ở niêm mạc đường dẫn khí của gà, từ đó tạo nên các bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến gà mắc bệnh ILT
ILT là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm do virus gây ra

Đối tượng chủ yếu mắc bệnh ILT là gà trong độ tuổi từ 4 đến 14 tuần, tuy nhiên theo nghiên cứu thì ở các độ tuổi khác cũng có nguy cơ mắc bệnh. Virus gây nên bệnh ILT có đề kháng cao với các vật chủ ở bên ngoài nhưng khá nhạy cảm với các chất khử trùng thông thường và cũng có thể bị bất hoạt nhanh chóng trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, loại virus này có thể tồn tại ở vật chất hữu cơ lên đến 100 ngày, sống được trong môi trường phân gà từ 8 đến 10 ngày. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể của gà thông qua mắt hoặc hệ hô hấp. Các cá thể khỏe mạnh có thể bị nhiễm ILT khi tiếp xúc gần với gà bị bệnh, ăn uống và sống chung trong chuồng.

Các triệu chứng thường thấy của bệnh ILT trên gà

Tùy theo từng thể bệnh, triệu chứng của ILT trên gà cũng sẽ khác nhau như sau:

Thể cấp tính

Bệnh ILT trên gà thường khiến các cá thể mắc bệnh trở nên ủ rũ, xù lông, lắc đầu, buồn ngủ, khó thở, rướn cao cổ để ngáp và hít hơi. Trong đờm của gà có lẫn cả máu sau mỗi cơn bị ngạt. Mào, tích và da của gà xuất hiện màu tím xanh. Gà chảy nhiều nước mắt, nước mũi, mí mắt bị viêm và có thể đột ngột chết bất cứ lúc nào. Gà nhiễm ILT thể cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, lên đến hơn 70%.

Thể dưới cấp

Các triệu chứng thường thấy của bệnh ILT trên gà
Các triệu chứng phổ biến ở gà bị mắc bệnh ILT

Đầu gà sưng phù do bị viêm mắt, viêm xoang má hoặc viêm mũi. Gà thường xuyên ho và bị ngạt thở theo từng cơn khác nhau. Gà ăn kém, sức khỏe yếu và tỷ lệ đẻ trứng giảm rõ rệt. Sau khi gà nhiễm ILT thể dưới cấp khoảng 3 tuần, phần lớn bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính và tỷ lệ tử vong tương đối thấp, chỉ khoảng 20%.

Thể mắt

Gà nhiễm ILT thể mắt thường thấy ở gà con trong độ tuổi từ 20 đến 40 ngày. Gà con sợ ánh sáng và thường tìm đến chỗ tối để nằm do mắt gà có hiện tượng bị viêm. Mắt gà con chảy nhiều nước, 2 mí mắt bị viêm và đầu sưng to.

Thể mãn tính

Bệnh ILT trên gà thường có biểu hiện ho, khó thở và đôi khi xuất hiện tình trạng bị ngạt nhẹ. Với gà mái trong độ tuổi đẻ trứng thì tỷ lệ sinh sản giảm rõ rệt khi mắc ILT thể mãn tính. Tình trạng bệnh có thể kéo dài trong vòng 2 tháng nhưng tỷ lệ tử vong chỉ khoảng dưới 5%.

Phác đồ điều trị gà bị mắc bệnh ILT hiệu quả

Bệnh ILT trên gà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên cần điều trị theo hướng giảm triệu chứng bệnh, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và tăng cường miễn dịch cho gà. Phác đồ điều trị gà nhiễm bệnh ILT có thể thực hiện như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Anagin C, Bromhexin, Prednisolone để giảm các triệu chứng ho và sốt.

  • Dùng kháng sinh ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể gà như Doxycilin, Amoxicilin, Tilmicosin.

  • Cung cấp nước uống đầy đủ kết hợp cùng các loại khoáng chất, vitamin tổng hợp, axit amin và đặc biệt là vitamin C giúp gà tăng cường sức đề kháng.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh ILT ở gà

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh ILT ở gà
Phương pháp phòng ngừa bệnh ILT ở gà hiệu quả

Để ngăn ngừa bệnh ILT phát triển và lây lan trên đàn gà, người chăn nuôi có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho gà khi đến tuổi để đảm bảo sức đề kháng và hạn chế bị nhiễm bệnh.

  • Dọn dẹp vệ sinh khu vực chăn nuôi, phun thuốc sát khuẩn định kỳ và hạn chế các phương tiện lưu thông trong chuồng gà.

  • Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống hợp vệ sinh nhằm ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gà.

  • Chú ý quan sát đàn gà để kịp thời phát hiện các dấu hiệu lạ và cách ly cũng như điều trị nhằm tránh tình trạng bệnh lây lan sang cả đàn.

  • Thường xuyên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men vi sinh, thuốc bổ giúp gà tăng cường đề kháng và có đủ sức khỏe chống lại các mầm bệnh gây hại.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh ILT trên gà bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mà SV388 muốn chia sẻ. Mong rằng với những kiến thức này, bạn sẽ có thể chăm sóc và bảo vệ đàn gà tốt hơn. Chúc bạn có được đàn gà khỏe mạnh và mang về giá trị kinh tế tối đa nhé!
 

Deposit

Withdraw