Bệnh thương hàn ở gà là một trong những căn bệnh thường gặp nhất, có khả năng lây lan và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, đây được xem là căn bệnh nguy hiểm, người chăn nuôi cần biết cách nhận biết và điều trị để tránh những thiệt hại đáng tiếc. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo những kinh nghiệm chăn nuôi và ứng phó với căn dịch bệnh ở gà trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh thương hàn là một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Điều đáng chú ý là loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong cả cơ thể động vật máu lạnh và máu nóng, thậm chí tồn tại ở ngoài môi trường.
Thông thường, gà trưởng thành mắc bệnh thì vi khuẩn sẽ được tìm thấy trong buồng trứng và dịch hoàn. Đối với những con gà con, khi mắc bệnh, vi khuẩn thường có trong máu và túi lòng đỏ chưa tiêu. Ngoài gà, bệnh thương hàn còn có thể lây lan truyền sang hầu hết các loại gia súc và gia cầm, bao gồm chim bồ câu, chim cút, vịt, ngan, ngỗng và lợn.
Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà con thường bao gồm đi ngoài, ỉa chảy và phân màu trắng có chứa nhiều dịch nhầy. Khi quan sát phần hậu môn, ta thấy phân bám ở phần lông đuôi. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây chứng chướng bụng, khiến gà không thể đi ngoài và dẫn đến tử vong.
Đối với gà trưởng thành bị bệnh thương hàn, chúng thường có triệu chứng kém ăn, phân màu vàng và trạng thái ủ rũ. Chết đột ngột là do cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng.
Đối với gà đẻ, khi mắc bệnh thương hàn, có thể quan sát thấy lượng trứng đẻ ra giảm. Bởi bệnh ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh sản của gà.
Tỷ lệ tử vong cao xảy ra khi gà mắc bệnh thương hàn ở dưới 10 ngày tuổi. Tương tự, gà trong độ tuổi từ 10-20 ngày cũng có nguy cơ tử vong cao khi mắc phải triệu chứng nặng của bệnh. Gà trên 3 tuân tuổi thường tự khỏi bệnh, tuy nhiên có thể tái phát thành bệnh thương hàn.
Việc nhận biết và xử lý sớm bệnh thương hàn trong đàn gà giúp giảm tỷ lệ tử vong và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Người chăn nuôi quan sát và nhận ra đúng các triệu chứng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh trong chăn nuôi gà.
Bệnh thương hàn ở gà có tốc độ lây lan vô cùng nhanh và thường chủ yếu diễn ra qua hai con đường:
Lây truyền dọc: Đây là hình thức lây nhiễm mà vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào lỗ huyệt hoặc phối của gà mẹ, sau đó lan truyền qua vỏ trứng và lây nhiễm đến gà con khi chúng nở.
Lây truyền ngang: Khi gà con nở trong môi trường ấp, bệnh thương hàn có thể lan truyền cho những con gà con khác và trở thành nguồn lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan đường tiêu hoá, khi những cá thể gà mang chủng bệnh ăn chung máng có thể lây truyền bệnh cho gà khoẻ mạnh, đặc biệt là khi tiếp xúc với phân chứa mầm bệnh.
Bệnh thương hàn ở gà là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính, bệnh xuất hiện ở cả gà lớn và gà nhỏ. Để không gây tử vong và lây nhiễm hàng loạt, bạn cần điều trị sớm. Dưới đây là một số phác đồ chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Đầu tiên, thực hiện khử trùng lại toàn bộ chuồng trại bằng dung dịch Providine 10%, pha tỷ lệ 10ml/3 lít nước. Sau đó, bạn có thể áp dụng một trong những phác đồ sau để điều trị cho gà:
Phác đồ 1
Hoà Flor 200 pha tỷ 1ml/10kg thể trọng gà để cho uống
Dùng Gluco K-C thảo dược liều 3g/1 lít nước và thuốc bổ
Phác đồ 2
Dùng Colistin-G750 hoà với nước hoặc trộn chung thức ăn, liều 1g/4-5 kg thể trọng
Sử dụng cốm B.Complex C New hoà theo tỷ lệ 1g/2 lít nước và Men Lactic liều 1g/ 1 lít nước
Phác đồ 3
Trộn vào thức ăn hoặc hoà vào nước G-Nemovit, tỷ lệ 1g/3-5 kg thể trọng.
Bổ trợ, tăng sức đề kháng dùng thêm thuốc bổ B.Complex 1g/2 lít nước và men Laczyme liều 10g/ 3kg thể trọng
Để đảm bảo vệ sinh và giảm tối đa mầm bệnh, có thể thực hiện các biện pháp sau:
Phun sát trùng định kỳ: Thực hiện phun sát trùng định kỳ 1-2 lần mỗi tuần bằng POVIDINE-10% cao cấp với liều 10ml/3 lít nước. Quá trình này giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đặc biệt, trước khi đưa trứng vào lò ấp, cần khử trùng trứng để đảm bảo trứng không mang mầm bệnh vào môi trường ấp.
Tăng sức đề kháng cho gà: Định kỳ bổ sung NH-ADE-B.COMPLEX với liều 1g/3-4 lít nước kết hợp với G-POLYACID với liều 1ml/1 lít nước. Nhằm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tốt hơn.
Phòng bệnh chủ động bằng kháng sinh: Trong trường hợp cần phòng bệnh, có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh như Enro-10s với liều 1ml/6-10kg thể trọng hoặc Coli 102Z liều 1g/10 - 14kg thể trọng.
Bệnh thương hàn ở gà rất nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra dịch lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, công sức và thời gian của người chăn nuôi. Hy vọng qua bài viết trên, SV388 đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để áp dụng cho đàn gà của mình, đảm bảo sự sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh.