Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà: Tìm Hiểu Toàn Diện Từ A Đến Z

Bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở gà. Khi nuôi gia cầm, việc hiểu rõ về căn bệnh này rất quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Do đó, bài viết này sẽ xem xét phân tích toàn diện về nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết ở gà để có thông tin cơ bản cho bạn. 

Tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?

Bệnh tụ huyết trùng có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp của gà
Bệnh tụ huyết trùng có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp của gà

Tụ huyết trùng ở gà là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm xảy ra ở gia cầm đặc biệt là gà. Bệnh xảy ra quanh năm. bất cứ mùa nào nhưng thường xảy ra nhất là vào thời điểm giao mùa khi thời tiết có sự chuyển biến một cách đột ngột. 

Căn bệnh này xảy ra ở bất kỳ lứa gà nào nhưng gà con và gà có sức khỏe yếu là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Khi đàn gà mắc căn bệnh này tỷ lệ tử vong cực cao lên thậm chí có thể chết cả đàn gà nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng lúc. Bệnh rất dễ lây lan và gây thiệt hại về kinh tế vô cùng to lớn cho người chăn nuôi.

Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Vi khuẩn Pasteurella multocida

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây gả. Đây là một loại vi khuẩn Gram âm, không di chuyển, hình bầu dục ngắn, thường được tìm thấy trong đường hô hấp trên của nhiều loài động vật. Vi khuẩn này có nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng sẽ có khả năng gây bệnh và mức độ nguy hiểm khác nhau. Pasteurella multocida có thể xâm nhập vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp từ môi trường ô nhiễm, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.

Lây nhiễm từ gà mắc bệnh

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này ở gà. Gà có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với gà hoặc xác gà mắc bệnh. Vì vi khuẩn gây bệnh cho gà sẽ còn tồn tại trong máu, dịch tiết và xác gà bệnh. Khi tiếp xúc với những yếu tố này, gà đang khỏe mạnh sẽ có thể có nguy cơ mắc bệnh rất cao nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, da hay niêm mạc của gà.

Ngoài việc tiếp xúc với gà bệnh thì căn bệnh này cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang trứng gà. Vi khuẩn từ gà mẹ sẽ xâm nhập vào cơ thể gà con trong quá trình ấp và nở ra khỏi trứng. Nếu gà con mắc căn bệnh này tỷ lệ tử vong sẽ cực cao vì sức đề kháng của gà rất yếu.

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra

Những triệu chứng khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng?

Để nhận biết các thể của bệnh tụ huyết trùng này, ta cần quan sát các triệu chứng khác nhau của gà phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh:

Thể quá cấp tính

Ở thể này triệu chứng bệnh sẽ diễn biến rất nhanh chóng. Gà mắc bệnh sẽ chết đột ngột trong vòng 1 - 2 giờ, hoặc với gà lớn hơn (4 - 5 tháng tuổi) có thể kéo dài đến 1 ngày. Gà có thể chỉ ủ rũ và chết ngay mà không kịp xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Biểu hiện đặc trưng ở thể này đó là:

  • Gà nhảy xốc lên, giãy dụa, lăn ra chết khi đang ăn, uống, đi lại,...

  • Da gà bầm tím, tích căng phồng.

  • Một số trường hợp có thể xuất hiện dịch nhờn lẫn máu ở mũi và miệng.

Thể cấp tính

Ở thể này thì gà khi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn như ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, xù lông, sã cánh. Gà sẽ bị tiêu chảy phân trắng hoặc nâu. Bên cạnh đó, gà có biểu hiện khó thở, thở khò khè, thở nhanh, thậm chí ngáp ngắn ngáp dài do nghẹt thở. Đặc biệt khi mổ gà ra thấy:

  • Cơ thể gà bị sung huyết, xuất huyết dưới da và nội tạng.

  • Các cơ quan tiêu hóa như ruột, diều, hầu đều chứa dịch nhầy.

  • Viêm bao tim và cơ thể có dấu hiệu tích nước.

  • Gan sưng to kèm theo các nốt hoại tử nhỏ.

Thể mãn tính

Ở thể này những triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng như:

  • Gà ủ rũ, gầy còm, đi phân lỏng có bọt màu vàng.

  • Khớp gà bị viêm, sưng to và có nhiều dịch màu xám đục trong bao khớp.

  • Có thể khiến gà bị viêm não tủy dẫn đến vẹo cổ.

5 bước xử lý quan trọng  khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng 

Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng, việc xử lý cần được thực hiện một cách nhanh chóng và có hệ thống để giảm thiểu tỷ lệ tử vong và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Dưới đây là các bước cơ bản để xử lý khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng:

Bước 1: Cách ly và khử trùng

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện gà mắc bệnh tụ huyết trùng là cách ly ngay lập tức những con gà có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tụ huyết trùng khỏi đàn gà khỏe mạnh. Việc cách ly kịp thời và đúng cách sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của vi khuẩn sang những con gà khác trong đàn. Sau khi cách ly, tiến hành khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi gà, dụng cụ nuôi gà và khu vực xung quanh để tránh sự lây lan vi khuẩn.

Bước 2. Báo cáo với cơ quan thú y

Sau khi cách ly đàn gà bệnh, hãy liên hệ với cơ quan thú y địa phương để báo cáo về tình hình dịch bệnh. Cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin về số lượng gà mắc bệnh, triệu chứng, thời gian phát bệnh...Cán bộ thú y sẽ đến tận nơi để kiểm tra tình trạng đàn gà, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho đàn gà.

Bước 3. Tuân thủ các biện pháp điều trị

Sau khi kiểm tra cán bộ thú y sẽ đưa ra pháp đồ điều trị cho gà. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y về việc điều trị cho gà bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thú y. Đặc biệt, cần bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho gà. 

Bước 4. Tiêu hủy gà chết

Trong thời gian cách ly và điều trị bệnh tụ huyết trùng nếu gà chết cần phải được tiêu hủy một cách an toàn để tránh lây lan mầm bệnh. Có thể tiêu gà nhiễm bệnh bằng cách cách chôn sâu, đốt hoặc sử dụng các biện pháp tiêu hủy khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Sau khi tiêu hủy gà chết, cần tiến hành khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh bằng thuốc sát trùng chuyên dụng.

Bước 5. Theo dõi đàn gà

Sau khi điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú ý, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của đàn gà. Tiếp tục phát hiện sớm và cách ly kịp thời những con gà có dấu hiệu tái phát bệnh. Đặc biệt luôn luôn đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng bệnh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

5 bước xử lý khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng
5 bước xử lý khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Bật mí kinh nghiệm phòng bệnh bệnh tụ huyết trùng cho gà

Để phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng cho gà, bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm và biện pháp sau đây:

Vệ sinh môi trường sống của gà

Một trong những biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà đó là luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng bằng cách định kỳ quét dọn, sát trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng chuyên dụng ít nhất 1 lần/tuần. Đặc biệt, phải vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống thường xuyên. Loại bỏ rác thải, thức ăn thừa, xác chết ra khỏi khu vực chăn nuôi. Đặc biệt, phải tạo môi trường sống cho gà có mật độ phù hợp, tránh nuôi quá dày đặc.

Cung cấp nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh

Thức ăn và nước uống là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho gà, nhưng cũng là con đường lây truyền bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh. Cần phải cung cấp cho gà thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tươi ngon, không nấm mốc, ôi thiu. Thay nước uống cho gà thường xuyên, đảm bảo nước sạch và không bị ô nhiễm. Đặc biệt, phải sử dụng máng ăn, máng uống hợp vệ sinh và rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

Tiêm phòng cho gà 

Để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho gà theo hướng dẫn của cơ quan thú y và sử dụng vắc-xin có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo. Đặc biệt phải tiêm phòng cho gà đúng lịch và đúng kỹ thuật. 

Bài viết trên đây là tất tần tật thông tin về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Đây là một bệnh nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Do đó, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả kết hợp với việc điều trị kịp thời khi phát hiện gà mắc bệnh sẽ giúp bảo vệ đàn gà khỏe mạnh và mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Nạp Tiền

Rút Tiền